In hiflex kích thước file thiết kế và độ phân giải thích hợp là bao nhiêu?

Thứ Tư, 15/11/2017, 11:09 GMT+7

In hiflex kích thước như thế nào cho từng mục đích sử dụng, độ phân giải cho từng nhóm sản phẩm in hiflex là như thế nào?

In hiflex kích thước file thiết kế và độ phân giải thích hợp là bao nhiêu?

1. Kích thước file in hiflex

Nếu sử dụng photoshop để thiết kế thì kích thước của file phải chuẩn.

Ví dụ: Bạn muốn in 1 băng rôn kích thước 1m thì file thiết kế của bạn phải là 1m.

2. Yêu cầu khi thiết kế in hiflex

Nếu là ảnh bitmap thì ảnh phải chất lượng cao, kích thước phải chuẩn.

3. Hệ màu của file thiết kế in hiflex 

Sử dụng hệ màu chuẩn cho in ấn là CMYK.

Tuy nhiên, mỗi xưởng in hiflex vận hành máy in là khác nhau, có máy mới, máy cũ, cho ra thành phẩm in hiflex có màu sắc không hoàn toàn giống nhau.

Giải pháp xử lý là nếu đơn hàng in hiflex quan trọng, in hiflex số lượng lớn, thì nên in test thử, phí in test hiflex chỉ tầm 20-30k, không đắt, nên bạn nên in test màu trước khi đặt hàng in hiflex hàng loạt.

4. Độ phân giải tối thiểu để in hiflex chuẩn

Để in ra một sản phẩm chất lượng là từ 200dpi - 300dpi. Thường các thành phẩm in hiflex nhìn gần cần độ phân giải cao để hình ảnh sắc nét nhất. (Đó thường là hộp đèn quảng cáo, menu treo tường, menu khổ lớn, banner cầm tay,...)

Độ phân giải phổ biến nhất thường là 72dpi - đây cũng là độ phân giải tối thiểu nên dùng khi thiết kế file in hiflex. Với độ phân giải 72dpi, thành phẩm in hiflex cho phép nhìn xa từ vài mét cho đến vài chục mét.

Còn các bảng quảng cáo xa từ vài chục mét đến trăm mét thì khoảng 50dpi là đủ.

5. Phần mềm thiết kế in hiflex 

Khi thiết kế file in hiflex các bạn có thể sử các phần mềm để thiết kế như: ILLUSTRATOR, COREL, PHOTOSHOP...

Với in hiflex khổ lớn, đặc biệt cho in phông nền, pano khổ lớn ngoài trời, nhìn từ xa thì các công ty in ấn quảng cáo thường đề nghị sử dụng Corel nhiều hơn là Ai.

6. Yêu cầu khi xuất file in hiflex

Các file có thể in là ".CDR ", " .AI ", "EPS", ".TIF ", " TIFF ", " JPG ", " JPEG ", " JPE ", " PSD ".

Các file trên đều có thể in được nhưng các bạn hạn chế sử dụng các file: JPG, JPEG, JPE vì các file này là ở định dạng file nén chất lượng ảnh đã kém nên các bạn hạn chế sử dụng định dạng này.

Trước khi chép file đi in hiflex các bạn phải convert tất cả font chữ trong file thiết kế của bạn, đề phòng trường hợp thiếu font chữ.

7. Định dạng File in bạt Hiflex chuẩn 

Khi chép file đi in hiflex các bạn có thể chép file gốc để đi in hoặc là chuyển sang dạng ".TIF" (định dạng TIF là định dạng chuẩn trong in ấn nói chung và in hiflex nói riêng). File .TIF thường khá nặng, do đó, thường được chép sang USB hoặc ổ đĩa cứng.

Nguồn: https://blog.muabannhanh.com/in-hiflex-kich-thuoc-file-thiet-ke-va-do-phan-giai-thich-hop-in-hiflex-dep/75685

Tags: in hiflex, in hiflex kích thước, kích thước file in hiflex
InKTS.com.vn / In hiflex kỹ thuật số
No avatar
Đăng bởi ngocdiep
Tham gia 14/11/2017
Cấp độ Administrator
Bài viết 6/6
Tags: in hiflex, in hiflex kích thước, kích thước file in hiflex
InKTS.com.vn / In hiflex kỹ thuật số